Thiết kế phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh

Thiết kế phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong thiết kế nhà ở. Nếu thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, đúng phong thủy sẽ giúp mang lại tài vận, giải tỏa xung, tà khí. Hãy tích lũy ngay cho bản thân những thông tin hữu ích về thiết kế phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh mà Showroom Hải Linh giới thiệu ngay sau đây để giúp cải thiện tài vận, sinh khí cho ngôi nhà thân yêu.

Phong thuy nha bep va nha ve sinh

  1. Những lưu ý khi thiết kế phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh theo phong thủy, là nơi có nhiều ô uế cần phải che đậy hoặc đóng kín, hơn nữa, khu vực nhà vệ sinh tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn, nấm mốc, gây hại, … vì vậy nếu bạn đặt đồng thời bếp và nhà vệ sinh gần nhau sẽ rất dễ gây bệnh. Hãy thiết kế phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh giúp không gian nhà luôn thông thoáng, sạch sẽ, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Lưu ý khi thiết kế phong thủy nhà bếp

Hãy đặt hướng bếp đối diện với mặt của người nấu, cùng hướng với lưng của người nội trợ

Những phương vị tốt, “tọa cát hướng cát” sẽ vô cùng hợp lí, đặt bếp ở những nợi vượng khí sẽ giúp gia đình thịnh vượng, làm ăn phát đạt

Trong quá trình sử dụng bếp, hãy để không khí trong bếp được lưu thông, không bị tích tụ, trộn các loại mùi với nhau. Hãy bật quạt thông gió, bật đến khi hết mùi. Sử dụng các loại cây có tác dụng lọc không khí mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu, thân thiện với môi trường.

Tránh cửa nhà bếp đối diện với phòng ngủ, nhà vệ sinh, hoặc với cửa chính.

Tránh đặt bếp ở những nơi kín đáo như các thanh dầm, gầm cầu thang, với thiết kế này sẽ ảnh hướng không tốt tới sức khỏe, công việc kinh doanh của gia chủ.

Nha bep theo phong thuy

Hãy giữ cho không gian nhà bếp luôn sạch sẽ, thông thoáng. Đây là khu vực nấu ăn cho gia đình, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các khu vực trong bếp sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho gia đình và môi trường xung quanh.

Gợi ý tốt nhất về thiết kế phòng bếp phong thủy đó là đặt bếp và bồn rửa ở những vị trí thẳng hàng. Cụ thể sắp xếp bếp, bồn rửa bát, rồi đến các vật dụng khác trong nhà bếp. Nhớ là đặt các thiết bị này cùng trên một vách tường.

  • Lưu ý khi thiết kế phong thủy nhà vệ sinh

Vị trí đặt nhà vệ sinh ở chính giữa, trung tâm ngôi nhà là điều tối kị khi thiết kế nhà vệ sinh. Điều này sẽ khiến cho không gian nhà vệ sinh bị ám khí không tốt, ảnh hưởng tới vận khí của gia đình.

Không đặt nhà bếp và nhà vệ sinh đối diện nhau, ảnh hưởng gây xung khắc, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình.

Không đặt giường ngủ bên dưới nhà vệ sinh hoặc đầu giường dựa vào nhà vệ sinh vì gia chủ sẽ dễ gặp phải những điều thị phi, suy nghĩ không được minh mẫm, sáng suốt.

Không nên thiết kế nhà vệ sinh quá nhỏ, sẽ giới hạn sinh khí hoặc nhà vệ sinh không có cửa sổ sẽ khiến không khí bị tù túng, khó luân lưu. Sẽ sinh thành Ác khí.

Khu vực thờ cúng vô cùng trang nghiêm, thanh tịnh, là nơi tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Vì vậy tránh đặt nhà vệ sinh ở khu vực này. Theo phong thủy, nhà vệ sinh là nơi có âm khí, xú khi nặng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe các thành viên trong gia đình.

2. Thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh như nào để hợp phong thủy?

  • Phong thủy nhà bếp tuyệt đối không được đối diện nhà vệ sinh

Một trong những điều cấm kị trong thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh là không được đặt hai khu vực này đối diện nhau. Vì bếp tượng trưng cho tài lộc của gia chủ, nơi giữ lửa cho gia đình, nơi tạo ra những bữa ăn ngon, đảm bảo vệ sinh cho cả gia đình. Ngược lại, nhà vệ sinh là nơi sinh nhiều vi khuẩn, bám bẩn vi khuẩn nhiều vì vậy cận tránh đặt chúng gần nhau hay đối diện nhau để đảm bảo sạch sẽ, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Hơn nữa, bếp tượng trưng cho tính Hỏa, nhà vệ sinh tượng trưng cho tính Thủy. Hai khu vực này nếu đặt đối diện nhau sẽ gây xung khắc, tài lộc của gia chủ sẽ bị ảnh hưởng, gây bất hòa cho các thành viên trong gia đình. Nếu gia đình bạn đã thiết kế như vậy thì hãy treo tấm mành hoặc đặt tấm bình phong sẽ hóa giải được xung khắc giữa hai luồng khí trong nhà với nhau.

  • Không thiết kế bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà

Theo quan niệm phong thủy thì thiết kế nhà vệ sinh hoặc phòng bếp ở chính giữa, vị trí trung tâm của ngôi nhà. Phòng vệ sinh bám bẩn khá nhiều vi trùng, khí không tốt, nếu được đặt ở vị trí trung tâm sẽ khiến cho cả căn nhà bị ám khí không tốt, liên quan tới cả vận khí của cả gia đình bạn.

Cau thang theo phong thuy

Vị trí trung tâm ngôi nhà cần thiết kế sao cho thật yên tĩnh và đẹp mắt, đây là điểm nhấn quan trọng cho cả căn nhà, nên sắp xếp chúng cho căn nhà thoáng đãng và lạ mắt hơn. Nhà bếp và nhà vệ sinh tuyệt đối không đặt giữa nhà để không bị ảnh hưởng đến phong thủy của ngôi nhà.

  • Cách hóa giải phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh cạnh nhau

Hãy giữ cho không gian nhà vệ sinh của gia đình bạn luôn sạch sẽ, sẽ tạo năng lượng tốt cho toàn bộ không gian cũng như phong thủy của ngôi nhà. Nếu gia đình bạn đã mắc phải thiết kế này, hãy hóa giải bằng những cách mà Showroom Hải Linh gợi ý sau đây: hãy luôn đóng cửa nhà vệ sinh khi không sử dụng để tránh khí uế trong nhà vệ sinh lan ra ngoài phòng bếp; nếu tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau hãy sơn 2 màu sắc đối diện trên tường nhà bếp và tường cửa nhà vệ sinh, khi bạn làm tốt điều này thì sẽ rất dễ dàng phân chia 2 khu vực tường bếp và tường nhà vệ sinh một cách rõ ràng. Điều này sẽ tạo điểm nhấn giữa hai khu vực, thu hút năng lượng từ sự hòa trộn và mang lại cảm giác thẩm mỹ cho không gian. Hợp với phong thủy, mang lại sinh khí cho không gian sống, thu hút tài lộc cho gia chủ.

Hãy thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh phong thủy theo kế hoạch sẵn sẽ giúp không gian bếp và nhà vệ sinh của gia đình bạn vừa thẩm mỹ, vừa đạt hiệu quả tối ưu nhất về phong thủy. Showroom Hải Linh hy vọng qua bài viết trên đây, khách hàng đã có những kinh nghiệm thiết kế phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh chuẩn nhất hiện nay.

 

Tác giả bài viết: Hải Linh

Nguồn tin: thietbivesinhviglacera.net

Từ khóa: Nhà vệ sinh