Số lượt xem : 772 - Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Nhà vệ sinh là không gian thường xuyên ẩm ướt nên rất dễ xảy ra tình trạng thấm dột, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình vừa tiềm ẩn nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe con người. Vì vậy, hãy tham khảo ngay những thông tin quan trọng về chống thấm nhà vệ sinh dưới đây để giữ cho công trình được bền vững.
Đảm bảo chống thấm cho nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên sử dụng nước. Sau một thời gian dài sử dụng, tình trạng bề mặt sàn rất dễ bị tổn hại nghiêm trọng, gây mất thẩm mỹ. Hơn nữa nhà vệ sinh cũng có sự liên kết chặt chẽ với nhiều không gian khác. Một khi nhà vệ sinh bị thấm dột chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến những khu vực xung quanh. Đặc biệt với rất nhiều những ngôi nhà cao tầng hiện nay, nếu nhà vệ sinh bị thấm dột sẽ là một chuỗi dài những hệ lụy.
Thấm dột, ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để rêu mốc phát triển nhanh chóng khiến cho trần nhà tắm loang lổ, xấu xí, sàn rêu trơn trượt gây nguy hiểm khi di chuyển trong nhà tắm. Sự phát triển của rêu mốc cũng gây tiềm ẩn nguy cơ gây nên những bệnh liên quan đến đường hô hấp, viêm da, viêm giác mạc,...
Nhà vệ sinh ẩm mốc gây mất thẩm mỹ
Khi xảy ra hiện tượng thấm dột nhà vệ sinh, chắc chắn phải sửa chữa lại. Khi sửa chữa, xử lý chống thấm cho nhà vệ sinh hầu như bắt buộc phải tháo dỡ thiết bị vệ sinh rất tốn thời gian công sức và chi phí cũng không hề rẻ. Đặc biệt, những sinh hoạt thường ngày cũng sẽ bị xáo trộn rất bất tiện.
>>Có thể bạn quan tâm: Xử lý nhà vệ sinh bị thấm đơn giản và hiệu quả
Với đặc thù về thiết kế và công năng, một số vị trí trong nhà vệ sinh dễ bị thấm nước hơn cả. Những khu vực này thường có sự xuất hiện của những đường ống, kẽ hở nối với thiết bị nên kết cấu có phần yếu đi như:
Chân bồn cầu
Khu vực thoát nước trên sàn nhà
Chân tường giao với sàn phòng vệ sinh
Các đường ron gạch trên nền và tường phòng vệ sinh
Góc tường nhà vệ sinh dễ thấm dột
Thông thường khi xử lý chống thấm cho nhà vệ sinh, mọi người cần bắt đầu với sàn và tường. Sử dụng các loại vật liệu chống thấm cho sàn và tường là một trong những phương án hiệu quả, đơn giản hàng đầu.
Nhựa đường là một vật liệu xây dựng cầu đường khá quen thuộc. Nhưng chắc không nhiều người biết đến hiệu quả chống thấm của nhựa đường. Với khả năng bám dính mạnh, độ đàn hồi co giãn lớn để có thể trám bít các khe hở, chịu được áp lực nước, nhựa đường hoàn toàn thích hợp dùng để chống thấm nhà vệ sinh.
Các bước xử lý nhà vệ sinh bị thấm dột bằng nhựa đường như sau:
Bước 1: Làm sạch cơ bản bề mặt sàn nhà vệ sinh.
Bước 2: Dùng máy mài hoặc bàn chải sắt làm phẳng bề mặt. Dùng chổi hoặc máy hút bụi chuyên dụng (nếu có) để loại bỏ bụi bẩn. Nếu mọi người muốn đảm bảo độ cao bề mặt sàn nhà vệ sinh thì cần tiến hành đục sâu xuống hạ nền.
Bước 3: Nấu chảy nhựa đường, dùng con lăn quét đều lên bề mặt sàn. Mọi người có thể pha thêm dầu DO vào để hỗn hợp thẩm thấu tốt vào bề mặt bê tông tốt hơn.
Rải nhựa đường chống thấm
Những sản phẩm chống thấm đến từ thương hiệu Sika hiện đang được đông đảo người tiêu dùng Việt đánh giá cao. Quy trình chống thấm bằng Sika không quá phức tạp. Mọi người chỉ cần vệ sinh cơ bản bề mặt sàn rồi tiến hành phủ đều 1 lớp kết nối gốc Epoxy Sikadur 732 lên bề mặt sàn bê tông đã được làm sạch.
Trong trường hợp nhà vệ sinh đã lắp đặt đường ống dẫn nước, mọi người cần tiến hành đục mặt trên của lớp bê tông bao xung quanh ống. Sau đó, tạo một miệng hố khoảng 10 x 10mm. Tiếp theo, tiến hành đổ lớp vật liệu chống thấm trộn bê tông không co ngót Sikagrout 214 -11 vào trong. Quét thêm 1 lớp Sika Primer 3 lên trên các bề mặt rãnh của đường ống nhựa.
Pha loãng hóa chất Sikaproof Membrane cùng với nước sạch để quét lớp lót. Dùng chổi cọ hoặc máy để phun đều hỗn hợp này lên bề mặt bê tông với mật độ từ 0.2 – 0.3kg/ m2. Đợi khô hoàn toàn rồi tiến hành phun hoặc quét thêm lớp khác. Thông thường, chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika trung bình sẽ cần từ 2 đến 3 lớp lót là đủ.
Sau 2 đến 3 tiếng, phủ thêm một lớp vữa trộn kết nối Sika Latex lên lớp Sikaproof Membrane đã quét trước đó. Lưu ý quét sao cho bề dày lớp kết nối này dày khoảng 1 – 2mm là được.
Cuối cùng, hãy phủ một lớp vữa chống thấm dột Sika lên khi bề mặt nhà vệ sinh vẫn còn hơi ẩm. Cho nước vào nhà vệ sinh, ngâm thử trong 24 giờ để kiểm tra hiệu quả hoàn thiện.
Dùng Sika chống thấm cho phòng vệ sinh
Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khó được xem là một giải pháp cực kỳ nhanh chóng và tiện lợi. Những phương pháp này có hiệu quả có thời hạn chỉ khoảng 10 năm không có khả năng chống thấm lâu dài như chống thấm bằng hóa chất.
Quy trình chống thấm bằng màng khò nóng như sau:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt sàn
Để đảm bảo thi công dễ dạng và hiệu quả, sàn nhà vệ sinh cần được làm sạch kĩ, tuyệt đối không được còn cặn bẩn, dầu mỡ bám lại, độ phẳng tốt nhất đảm bảo từ 90% và tuyệt đối không có bụi bẩn. Như vậy khả năng kết dính mới ổn định.
Bước 2: Dùng đèn khó để làm nóng bề mặt sàn nhà vệ sinh.
Bước 3: Quét lớp lót primer gốc bitum đều bề mặt sàn
Bước 4: Khò nhiệt trực tiếp lên màng dán bitum đến khi hóa lỏng và bám đều lên bề mặt sàn. Đồng thời, đốt chảy bitum đến đâu thì cần lăn rải màng chống thấm đến đấy.
Bước 7: Tiến hành trát một lớp vữa xi măng + cát để hoàn thiện mặt bằng.
Thi công chống thấm màng khò nóng
Trên đây là những thông tin và phương pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả hàng đầu hiện nay. Mọi người hãy áp dụng ngay để nhà vệ sinh của mình luôn khô ráo, bền đẹp nhé.
Website: https://thietbivesinhviglacera.net/