Nên đóng hay mở cửa phòng tắm sau khi sử dụng?

Việc đóng hay mở cửa phòng tắm tưởng chừng như chỉ là một hành động nhỏ, tuy nhiên lại có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Hãy cùng Hải Linh tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây để đưa ra quyết định đúng nhất cho thói quen hàng ngày của mình nhé.

Nen dong hay mo cua phong tam

1. Nên đóng hay mở cửa phòng tắm sau khi sử dụng? 

Nhiều người khẳng định chắc nịch như đinh đóng cột cần phải mở cửa phòng tắm cho không gian thông thoáng. Tuy nhiên, đây lại là suy nghĩ sai lầm. Theo các chuyên gia hàng đầu, nguyên tắc sử dụng phòng tắm cần biết là luôn đóng cửa và mở cửa sổ. Việc đóng cửa phòng tắm được coi là một thói quen tốt, có lợi cho không gian sống và sức khỏe của bạn. Cụ thể là do một loạt những lý do thuyết phục dưới đây: 

Dong cua phong tam

Phòng tắm là nơi hoàn hảo cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc, rong rêu,... nếu không được vệ sinh thường xuyên. Có thể khẳng định, đây là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nhất trong nhà. Vậy nên, nếu không đóng cửa, có thể lây lan sang các không gian khác trong nhà, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà chúng ta không thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. 

Việc đóng cửa phòng tắm có tác dụng duy trì sự riêng tư và ngăn cách các không gian một cách hiệu quả. Đặc biệt, khi gia đình bạn có khách, việc đóng cửa nhà tắm cũng tạ cảm giác lịch sự và gọn gàng, gây ấn tượng tốt. 

Vì đặc trưng có độ ẩm cao, việc đóng cửa sẽ giúp ngăn chặn hơi nước ảnh hưởng đến phòng ngủ, phòng khách,... Từ đó hạn chế tối đa tình trạng ẩm mốc phát triển trong nhà, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình. 

Khi nao nen mo cua phong tam

Nhiều không gian phòng tắm do hệ thống thoát nước bị hỏng hoặc bị lỗi nên gây mùi nặng nề, đóng cửa chặt sẽ giữ cho không khí trong nhà trong lành. 

Đặc biệt an toàn đối với gia đình có trẻ nhỏ và vật nuôi. Việc đóng cửa phòng tắm sẽ giúp ngăn chặn trẻ và vật nuôi vào phòng tắm mà không có sự cho phép, tránh phát sinh những tai nạn không mong muốn. 

Khi sử dụng điều hòa cho phòng ngủ, phòng khách thì việc đóng cửa phòng tắm sẽ giúp duy trì nhiệt độ ổn định đồng thời tiết kiệm tối đa năng lượng. 

Với loạt lợi ích kể trên, bạn có thể thấy rõ việc đóng cửa phòng tắm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho không gian sống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, chúng ta cũng có thể ứng dụng linh hoạt việc đóng mở cửa phòng tắm. Cụ thể chi tiết ở phần tiếp theo sau đây. 

- Một bộ thiết bị vệ sinh đẹp cho phòng tắm -

2. Khi nào nên mở cửa phòng tắm sau khi sử dụng?

Đối với các không gian phòng tắm không có cửa sổ thì bạn có thể áp dụng thói quen mở cửa cho không khí lưu thông, nhanh chóng khô ráo và hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn. Khi sàn phòng tắm đã khô thì có thể đóng lại để tránh các trường hợp phát sinh. 

Mo cua phong tam

Mở cửa phòng tắm sau khi sử dụng có thể có những lợi ích trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ như làm giảm độ ẩm nhanh chóng, đối với không gian không có hệ thống thông gió tốt hoặc cửa sổ, việc mở cửa làm cho hơi ẩm thoát ra ngoài nhanh chóng, cân bằng lại độ ẩm, cho không gian khô ráo và hạn chế nấm mốc. 

Việc mở cửa cũng giúp không khí trong lành từ bên ngoài vào phòng tắm, thông thoáng và dễ chịu hơn bao giờ hết. Mùi hôi từ phòng tắm thoát ra ngoài, trung hòa và khiến cho không khí phòng tắm trở nên trong lành hơn. Song song với đó, độ ẩm được giảm tải, phòng tránh nấm mốc và vi khuẩn phát triển, giữ cho phòng tắm sạch sẽ và an toàn hơn. 

Luc nao nen mo cua phong tam

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc mở cửa chỉ nên thực hiện khi không gian chung đủ rộng và thông thoáng để không gây ảnh hưởng đến các khu vực khác trong nhà. Nếu nhà có trẻ nhỏ hoặc vật nuôi, cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn.

Trong bài viết trên đây, Hải Linh đã làm rõ các lợi ích và hạn chế của việc mở hay đóng cửa phòng tắm, từ đó giúp bạn đọc duy trì thói quen tốt cho không gian sống của mình. Việc đóng cửa phòng tắm không chỉ giúp khử mùi hôi mà còn ngăn chặn vi khuẩn lây lan trong không gian nhà ở hạn chế diện tích. Hãy theo dõi thêm các bài viết của Hải Linh để biết thêm nhiều tips hay khi sử dụng thiết bị vệ sinh bạn nhé! 

Xem thêm:

Tác giả bài viết: Showroom Viglacera

Nguồn tin: thietbivesinhviglacera.net