Số lượt xem : 2268 - Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Nhà vệ sinh là không gian cần thiết trong nhà đảm bảo các hoạt động cũng như nhu cầu cần thiết của mỗi người. Tuy nhiên với người khuyết tật, họ không thể dễ dàng sử dụng các thiết bị vệ sinh như người thường. Do vậy, việc thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật đúng tiêu chuẩn là điều vô cùng cần thiết.
Chúng ta thường gặp những trường hợp người bị thiếu 1 hay nhiều bộ phận trên cơ thể và bạn nghĩ như vậy là người khuyết tật. Liệu có đúng như vậy? Người khuyết tật là người thiếu hay mất đi một phần cơ thể hay trí tuệ, những người này vận động rất khó khăn thậm chí không thể vận động và làm vệ sinh cá nhân hàng ngày, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào người khác.
Những khiếm khuyết đó gây ra những ảnh hưởng về lâu dài cho đời sống của họ. Thể trạng và trí tuệ bất ổn khiến người đó mất đi những khả năng nhận thức, vận động cũng như không thể có cuộc sống như người bình thường. Chúng ta gọi đó là người khuyết tật, cụm từ này chính thức được Quốc hội Việt Nam sử dụng trong các bộ luật ban hành liên quan vào năm 2010.
Tính đến nay Việt Nam hiện có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo. Số liệu trên cho thấy, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người khuyết tật khá cao so với tổng dân số trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Nhà vệ sinh là không gian quan trọng mà chúng ta bắt đầu và kết thúc 1 ngày tại đây. Với người khuyết tật, phòng tắm thông thường không đủ công năng để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của họ. Điều này gây ra sự bất tiện trong cuộc sống và tạo ra những căng thẳng. Do vậy vấn đề đặt ra là làm sao để thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật đúng cách?
Nhà vệ sinh cho người khuyết tật không chỉ phục vụ tốt hơn nhu cầu sinh hoạt của người khuyết tật. Mà ẩn ý sâu xa hơn là mang lại sự bình đẳng và tạo điều kiện cho họ tự chủ để hòa nhập dễ dàng hơn vào cuộc sống. Đấy là một trong những lý do vì sao cần thiết kế riêng nhà vệ sinh cho nhóm người này giúp họ tự tin hơn vào cuộc sống.
Thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật có thể sử dụng thoải mái khá phức tạp đòi hỏi bạn cần lên kế hoạch tỉ mỉ. Cũng như người thi công cần đặc biệt tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế và đáp ứng được các nhu cầu cơ bản, hỗ trợ họ được sinh hoạt thoải mái và ngăn ngừa các trường hợp té ngã, tai nạn nghiêm trọng. Dưới đây là cách thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật đúng quy chuẩn.
Độ dốc cho phép từ 1/10 đến 1/33. Chiều rộng đường dốc không được nhỏ hơn 1m. Cần bố trí vị trí chiếu nghỉ khi chiều dài đường dốc lớn hơn 9m. Chiều dài chiếu nghỉ không được nhỏ hơn 2m và ở các khoảng cách đều nhau không quá 9mm. Hai bên đường dốc phải bố trí tay vịn cho người khuyết tật dễ di chuyển.
Lối ra vào nhà vệ sinh cần phải thông thoáng và cần đảm bảo những quy chuẩn về chiều cao và bề rộng như sau:
Chiều cao bậc cho phép 12cm đến 16cm.
Bề rộng mặt bậc cho phép 30cm đến 40cm.
Không dùng bậc thang hở.
Phải bố trí chiếu nghỉ ở bậc phía trên cùng.
Nếu bậc thềm quá 3 bậc thì hai phía của bậc thềm phải bố trí tay vịn.
Phòng vệ sinh cho người tàn tật phải được lắp bồn cầu. Nếu những chiếc bồn cầu thông thường có bệ ngồi cao không thuận tiện cho người khuyết tật khiến họ có cảm giác khó khăn trong vận động. Thì có thể chuyển sang lắp đặt bồn cầu treo tường. Độ cao lắp đặt bệ xí cách mặt sàn từ 4cm đến 4,50cm. Khoảng cách từ mép trước của bồn cầu đến mặt tường phía sau của phòng vệ sinh không nhỏ hơn 7,6m. Khoảng cách từ đường trục đặt bồn cầu đến mặt tường bên xa nhất không nhỏ hơn 4,6cm. Có thể dùng rèm kéo hoặc các tấm ngăn để phân cách với các bộ phận khác.
Nếu bồn cầu quan trọng nhất trong phòng tắm, thì chậu rửa lại là thiết bị vệ sinh quan trọng thứ 2. Cần lắp đặt chậu rửa phù hợp với tầm với của người khuyết tật. Chiều cao lắp đặt chậu rửa trong khu vệ sinh không lớn hơn 8cm từ phần cao nhất từ mép chậu đến mặt sàn. Chiều rộng của chậu rửa và phần xung quanh không nhỏ hơn là 6cm. Chậu rửa và mặt bằng xung quanh được điều chỉnh phù hợp có độ cao từ 8cm. Độ sâu của chậu rửa tối đa 16,5cm. Chậu rửa nhiều khoang có ít nhất một khoang theo quy định này. Phía dưới chậu rửa sẽ không được có bề mặt sắc nhọn hoặc thô ráp.
Khu vực tắm ướt trong nhà vệ sinh cho người khuyết tật cũng cần được thiết kế riêng vì đây là nơi ẩm và dễ bị trượt ngã. Có thể bố trí thêm ghế ngồi tắm và tay vịn. Chiều cao có bát sen tắm đảm bảo không quá 50cm.
Tay vịn nhà vệ sinh phải có ở mỗi bên của bất kì đường dốc nào và được bố trí liên tục ở cả hai bên đường dốc. Tay vịn phải dễ nắm và được liên kết chắc chắn với tường. Nên dùng tay vịn tròn đường kính từ 25mm đến 50mm và được lắp đặt ở độ cao 90cm so với mặt sàn. Đối với người ngồi xe lăn, khoảng cách từ mặt sàn đến tay vịn là 75cm. Khoảng cách giữa tay vịn và bức tường gắn không nhỏ hơn 4cm. Tay vịn phải có màu sắc tương phản với màu của tường để người khuyết tật dễ phân biệt.
Trong trường hợp bố trí hai tay vịn một bên thì cao độ tay vịn trên là 90cm, cao độ tay vịn dưới là 65cm tính từ mặt sàn.