Số lượt xem : 36 - Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Nguồn nước có vị chua, hôi tanh, có váng nổi trên bề mặt là những dấu hiệu cho thấy nước đã bị nhiễm phèn. Vậy nước nhiễm phèn ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng Hải Linh giải đáp các vấn đề xoay quanh nước bị nhiễm phèn - nguyên nhân và cách xử lý!
Nước bị nhiễm phèn là tình trạng nguồn nước chứa một lượng quá mức cho phép các muối kép tạo nên từ Anion sunfat SO4-2 và Cation kim loại. Khi để nước nhiễm phèn trong xô, từ 10- 15 phút sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa hoặc nổi một lớp váng trên mặt nước, chuyển sang màu vàng gạch.
Khi nếm nước sẽ có vị chua nhẹ, độ pH trong nước thấp, giặt quần áo thấy hiện tượng ố vàng,.. Các chỉ số đánh giá chất lượng nguồn nước như TDS, độ cứng của nước, độ pH sẽ vượt mức cho phép. Đặc biệt, nước bị nhiễm phèn nặng thường có mùi hôi tanh vô cùng khó chịu.
Thổ nhưỡng tại địa phương
Tính chất thổ nhưỡng ( đất đai) tại địa phương, là yếu tố hàng đầu quyết định nguồn nước sinh hoạt sử dụng hàng ngày, thường xảy ra ở các vùng đồng bằng. Trong đó, đất ở gần các khu công nghiệp sản xuất rất dễ bị nhiễm độc và ảnh hưởng.
Hệ thống ống dẫn nước ngầm bằng sắt hoen gỉ lâu ngày, xuống cấp được chôn trong lòng đấy có chứa kim loại, hóa chất không được xử lý. Cải tạo đất cũng là một trong những nguyên nhân khiến nguồn nước bị nhiễm phèn.
Ô nhiễm môi trường nước
Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm sẽ tác động trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của gia đình. Nước ngầm không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường đất mà còn bị xâm hại bởi các chất độc hại như amoni, nitrit, H2S, chì, asen.. từ hoạt động sinh hoạt hoặc các hoạt động sản xuất của con người.
Sự biến đổi tính chất hóa học của nguồn nước
Nước nhiễm phèn được tạo ra từ phản ứng giữa anion sunfat SO4-2 và cation kim loại. Trong điều kiện môi trường thuận lợi, phản ứng anion sunfat tác dụng với cation của 2 kim loại có hóa trị khác nhau, từ đó tạo nên muối kép cấu trúc tinh thể đồng hình 8 mặt. Vì thế mà nguồn nước chứa hàm lượng muối sunfat cao và nước bị nhiễm phèn.
Ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe
Nước nhiễm phèn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh tật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Nguồn nước này dùng trong thời gian ngắn sẽ không có biểu hiện hay hậu quả ngay. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài có thể gây các bệnh mãn tính, thậm chí gây ung thư:
Các thành phần như kim loại nặng, tạp chất, vi khuẩn trong nước phèn là mối nguy hại khôn lường cho sức khỏe của người sử dụng, cụ thể:
Ảnh hưởng đến sinh hoạt
Bên cạnh các tác động xấu tới sức khỏe người dùng, nước phèn còn gây các phiền toái, khó chịu khi bạn sử dụng liên tục trong thời gian dài. Chẳng hạn:
Để khắc phục vấn đề nước phèn, nhiều gia đình chọn phương pháp xây bể lọc nước phèn. Với mục đích xử lý nước nhiễm phèn dung tích lớn để tiện sử dụng cho các hoạt động ăn uống.
Nguyên lý hoạt động của bể lọc dựa trên phương pháp lọc sinh hoạt: Nước sẽ đi qua các tầng vật chất như sỏi, đá, than hoạt tính.. và giữ lại các tạp chất độc hại, loại bỏ các thành phần làm nước nhiễm bẩn. Tuy nhiên việc xây dựng bể lọc cũng khá tốn công sức và thời gian, cần diện tích lớn để đặt bể nên chỉ phù hợp với các gia đình ở nông thôn.
Lọc nước tổng đầu nguồn là thiết bị được sử dụng phổ biến hiện nay, giúp xử lý nước nhiễm phèn và loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn, kim loại nặng hiệu quả. Đặc biệt, máy còn có thêm lõi lọc giúp cân bằng độ pH, tạo vị ngọt tự nhiên cho nước để người dùng thoải mái sử dụng trong mọi hoạt động sinh hoạt.
Vừa rồi là những giải đáp về nước bị nhiễm phèn - nguyên nhân và cách xử lý. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm thông tin để xử lý nước nhiễm phèn hiệu quả!