Cách thiết kế nhà vệ sinh cho không gian nhà ống

Một không gian phòng vệ sinh nhà ống có thiết kế tiện lợi và đẹp mắt sẽ giúp quá trình sử dụng được thuận tiện hơn cả. Tuy không gian phòng vệ sinh nhà ống không chiếm quá nhiều diện tích nhưng lại đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong tổng thể ngôi nhà. Gia chủ đang chuẩn bị hoàn thiện không gian nhà ống nhưng chưa biết thiết kế nhà vệ sinh như thế nào vừa đảm bảo phong thủy, vừa đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng lại vừa giúp kiến tạo thẩm mỹ tuyệt đối cho không gian? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Showroom Hải Linh, chúng tôi sẽ giới thiệu tới khách hàng cách thiết kế nhà vệ sinh cho không gian nhà ống tiện lợi và đẹp mắt.

1. Đặt phòng vệ sinh ở vị trí nào trong nhà ống

Vị trí đặt phòng vệ sinh trong nhà ống vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy cũng như quá trình sử dụng.

Theo quan niệm dân gian, nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt, tích tụ rất nhiều vi khuẩn gây hại, ô uế, vì vậy nhà vệ sinh phải đặt xa những khu vực như phòng thờ, nhà bếp, lối vào nhà. Đặc biệt, vị trí đặt nhà vệ sinh phải được đặt ở vị trí có nhiều ánh sáng tự nhiên, thông thoáng, đón ánh sáng vào phòng giúp không gian luôn khô ráo, sạch sẽ. Vì vậy, khi thiết kế tổng thể, hãy đặt nhà vệ sinh ở nơi có giếng trời, phía ngoài nhà, dễ đón ánh sáng, có thể lắp đặt được cửa sổ thoáng khí.

Nha ve sinh cho nha ong mau 1

Không gian nhà vệ sinh có diện tích khá hạn chế, gia chủ có thể tận dụng được những vị trí trống..  để vừa tận dụng được không gian, lại có thể giúp không gian được rộng rãi, ngăn nắp và thoáng đãng hơn. Những vị trí mà gia chủ có thể tận dụng để đặt nhà vệ sinh đó là: gầm cầu thang, vị trí cuối hành lang, những vị trí đất không vuông, chéo, ... 

Diện tích từng phòng vệ sinh cũng cần chú trọng giúp không gian trở nên phù hợp và hài hòa hơn. Thông thường diện tích phòng vệ sinh trong không gian nhà ống sẽ từ 3 đến 4m2, với diện tích này, các thành viên trong gia đình bạn có thể sử dụng nhà vệ sinh một cách thuận tiện và thoải mái nhất. Đây cũng là diện tích thiết kế phù hợp, hài hòa với tổng thể không gian của phòng vệ sinh nhà ống.

2. Bố trí nội thất trong phòng vệ sinh nhà ống

Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, vì vậy xu hướng thiết kế nội thất cho không gian phòng tắm được nhiều gia chủ chú trọng. Việc thiết kế nội thất trong phòng vệ sinh nhà ống đầu tiên phải đảm bảo được công năng và sự tiện dụng tuyệt đối. Một không gian thiết kế hợp lí sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sử dụng.

Bo tri thiet bi ve sinh trong nha ong

Một không gian phòng vệ sinh trong nhà ống, gia chủ nên lựa chọn những thiết bị vệ sinh, dụng cụ có kích thước vừa phải, không quá lớn sẽ giúp tiết kiệm được diện tích không gian.

Đối với thiết bị vệ sinh bao gồm: bồn cầu, chậu rửa, sen tắm, … gia chủ nên lựa chọn các sản phẩm phù hợp với diện tích không gian, đáp ứng được nhu cầu cơ bản sử dụng hàng ngày và đặc biệt là phải đáp ứng được chi phí đầu tư. Thông thường, không gian diện tích phòng vệ sinh nhà ống sẽ có diện tích không lớn. Vì vậy, hãy ưu liên lựa chọn các sản phẩm thiết bị vệ sinh âm tường, vừa giúp kiến tạo không gian hiện đại lại có thể tiết kiệm được tối đa diện tích.

Đối với đồ nội thất như: kệ, giá treo tường, … đây là những món đồ chiếm khá nhiều diện tích trong không gian nhà vệ sinh. Để có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất, bạn hãy tận dụng những góc nhỏ trong nhà vệ sinh để lắp những chiếc giá, kệ góc để đựng đồ vừa giúp tận dụng được những khoảng trống, lại có thể giúp không gian ngăn nắp hơn.

Mở rộng diện tích với gương treo tường: phòng vệ sinh nhà ống thì việc sử dụng một chiếc gương treo tường sẽ là một ý tưởng không hề sai lầm. Một chiếc gương lớn sẽ giúp không gian được mở rộng, thông thoáng hơn. Hãy sử dụng những chiếc gương lớn với họa tiết tinh tế, độc đáo sẽ giúp nhà vệ sinh trở nên sang trọng, tinh tế hơn bao giờ hết.

Sử dụng tủ chậu đa năng: nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, nhiều thương hiệu thiết bị vệ sinh đã cho ra đời nhiều sản phẩm tủ chậu đa năng, nhỏ gọn giúp đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng, cũng như tạo thẩm mỹ tuyệt đối. Một sản phẩm tủ chậu đa năng sẽ vừa là vị trí để đặt chậu rửa, vừa có thể đựng được xà bông, sữa tắm, dụng cụ trong nhà vệ sinh, vừa là nơi có thể đựng được một chiếc thùng rác nhỏ gọn, … sẽ giúp không gian được độc đáo và ngăn nắp hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, gia chủ cũng nên chú ý đến những yếu tố bố trí nội thất phòng vệ sinh nhà ống như: sơn tường với màu sắc phù hợp với diện tích tổng thể phòng tắm; gạch lát nền nên sử dụng gạch có độ nhám cao, màu sắc tươi sáng giúp mở rộng diện tích; lắp đặt hệ thống quạt thông gió hoặc lắp một chiếc cửa sổ lớn để đón gió tươi, ánh sáng tự nhiên giúp nhà tắm luôn được thơm tho sạch sẽ.

3. Những điều cần tránh khi thiết kế phòng vệ sinh trong nhà ống

  • Không được thiết kế phòng vệ sinh nhà ống nằm ở hướng Nam

Theo phong thủy, hướng Nam trong ngũ hành sẽ là mệnh Hỏa, nhà vệ sinh trong ngũ hành sẽ là mệnh Thủy. Vì vậy, nếu đặt nhà vệ sinh nhà ống ở hướng nam sẽ gây ức chế thiên địa, gây đối đầu nhau. Các gia chủ khi thiết kế nhà vệ sinh nên tránh hướng Nam, nên đặt ở những vị trí Đông, Đông Nam, Tây Bắc.

  • Phòng vệ sinh nhà ống kị đặt cạnh nhà bếp

Nhà vệ sinh là nơi chứa đựng rất nhiều vi khuẩn, ô uế, không được sạch sẽ. Nhà bếp lại là nơi giữ lửa cho căn nhà, là nơi gia đình sum họp, cùng thưởng thức những bữa ăn sau một ngày làm việc, … Nếu đặt nhà vệ sinh ngay gần nhà bếp sẽ gây ra tình trạng mất vệ sinh, ảnh hưởng đến quá trinh nấu nướng, đồ ăn sẽ không được ngon miệng. Vì vậy, không nên đặt nhà bếp và nhà vệ sinh gần nhau.

Vi tri dat nha ve sinh trong nha ong

  • Cửa phòng vệ sinh nhà ống không được đối diện với cửa lớn:

Theo phong thủy, cửa lớn là cửa khí, nơi hút sinh khí vào trong nhà. Nếu cửa chính đối diện với cửa nhà vệ sinh nơi ô ế, âm khí khi gặp sinh khí sẽ không tốt. Về thẩm mỹ, nếu khách khi bước vào nhà mà nhìn thấy ngay phòng vệ sinh, mùi khó chịu sẽ gây mất lịch sự. Vì vậy, gia chủ cần chú trọng về việc thiết kế nhà vệ sinh sao cho hợp lí nhất.

  • Không gian phòng vệ sinh nhà ống phải luôn được sạch sẽ: 

Một không gian nhà vệ sinh không thông gió, luôn ẩm ướt, không được sạch sẽ sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, không được thoải mái mỗi khi bước vào. Hãy sử dụng những vật dụng khử mùi không gian như sáp thơm, nến thơm, hoặc cũng có thể đặt một chậu cây cảnh có khả năng thanh lọc không khí cho không gian. Nến thơm và hương thơm dễ chịu sẽ giúp trấn an tinh thần, có hiệu quả tốt trong việc điều trị mất thủ, giải tỏa mọi căng thẳng mệt mỏi, … Nó còn có thể làm giảm khí bẩn trong nhà tắm, đem đến vận may cho các thành viên trong gia đình.

Showroom Hải Linh hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây, khách hàng đã có thêm nhiều kinh nghiệm khi thiết kế phòng vệ sinh trong nhà ống. Hãy lựa chọn những thiết bị vệ sinh phù hợp để không gian được sang trọng và thân thiện nhất. Mọi chi tiết khách hàng có thể liên hệ hotline 1900.599.828 để được tư vấn miễn phí.

 

Tác giả bài viết: Hải Linh

Từ khóa: Nhà vệ sinh