Bồn cầu rút nước chậm - Nguyên nhân và cách sử lý nhanh nhất

Bồn cầu rút nước chậm là một trong những vấn đề phiền phức bạn hoàn toàn có thể gặp phải. Tình trạng này sẽ gây ra khá nhiều bất tiện. Vậy nguyên nhân do dâu và phải xử lý tình huống này như thế nào? Theo dõi bài viết sau đây để tìm ra phương án phù hợp, hiệu quả nhất. 

bon-cau-rut-nuoc-cham-do-dau-phuong-an-xu-ly-don-gian-1

1. Những dấu hiệu nhận biết bồn cầu gặp sự cố rút nước 

Trong quá trình sử dụng, có lúc bồn cầu sẽ gặp phải tình trạng xuống chậm hoặc bị nghẹt. Ban đầu, có thể chỉ là những dấu hiệu nhỏ, nếu nhận biết được từ sớm sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Nó được biểu hiện thông qua những dấu hiệu sau đây:

Bồn cầu tắc nghẽn, bốc mùi

Bốc mùi khó chịu: Đây có thể nói là biểu hiện bất thường sớm nhất. Tình trạng mùi hôi khó chịu bốc lên báo hiệu có thể có một lượng chất thải đang tồn dư trong đường ống. Nếu không thông tắc, xử lý kịp thời, chất thải sẽ ứ đọng ngày một nhiều khiến bồn cầu rút nước chậm và tắc nghẽn. 

Tốc độ nước rút thấp: Khi đi vệ sinh xong, xả nước, nếu bồn cầu bình thường thì nước sẽ cuốn trôi chất thải xuống hầm vệ sinh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lượng nước rút rất chậm và không đều, không trôi hết chất thải thì đó là dấu hiệu cho thấy hệ thống xả thải của bồn cầu đang gặp vấn đề.

Sủi bọt khí và trào ngược khi xả nước: Khi có một lượng lớn chất thải tích tụ lâu ngày, vi khuẩn hoạt động mạnh sẽ gây ra hiện tượng sủi bọt khí và thường đi kèm với mùi hôi khó chịu. Đến một thời điểm nhất định, hiện tượng trào ngược sẽ xảy ra. Đây là hiện tượng tồi tệ nhất. Lúc này khi xả nước, không những nước và chất thải không trôi đi mà còn có thể ứ đọng và trào ra ngoài. 

Dù tình trạng nặng hay nhẹ thì việc bồn cầu rút nước chậm, tắc nghẽn đều đều ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt. Vì vậy nếu bồn cầu xảy ra những dấu hiệu bất thường như đã nêu thì bạn lưu ý để tìm ra nguyên nhân và phương án xử lý kịp thời nhất.

2. Nguyên nhân bồn cầu bị rút nước chậm

Có khá nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bồn cầu rút nước chậm. Trong đó có cả những nguyên nhân khách quan xuất phát từ quá trình lắp đặt, xây dựng và cả những nguyên nhân chủ quan do xuất phát từ người sử dụng. 

Dị vật rơi vào bồn cầu

Nếu công trình vệ sinh nhà bạn thiết kế, lắp đặt vị trí không chuẩn, không đảm bảo yêu cầu cần và đủ của bồn cầu thì sẽ không đủ áp lực để đẩy nước và chất thải xuống hầm vệ sinh. Hay hệ thống ống thoát lắp đặt thấp hơn so với đường ống ở bên ngoài thì nước không thể rút nhanh được.

Khi xây dựng bể phốt và lắp đặt bồn cầu sẽ phải thiết kế một ống dẫn khí hay ống thông hơi nối từ bể phốt lên trên để khí thoát ra ngoài môi trường. Giúp cân bằng khí áp trong bể phốt. Nhưng nếu ống thông khí này bị tắc thì áp suất sẽ dồn trở lại đường xả bồn cầu, cản trở quá trình thoát nước. Ngoài ra, bồn cầu rút nước chậm còn có thể do bể chứa chất thải đã quá đầy không thể chứa thêm được nữa.

Lỗ thoát của bồn cầu được thiết kế với kích thước vừa phải để đảm bảo nước cùng chất thải có thể di chuyển xuống hầm vệ sinh mà mùi hôi khó chịu từ bể phốt cũng không theo đường ống phát tán ra không gian nhà vệ sinh. Vì thế khi có một lượng chất thải lớn bất thường thì tình trạng tắc nghẽn bồn cầu là khó tránh khỏi.

Bon cau bi tac do giay ve sinh

Trên thực tế, nguyên nhân hàng đầu dễ gây tình trạng bồn cầu rút nước chậm, tắc nghẽn đến từ giấy vệ sinh. Sử dụng một lần nhiều giấy vệ sinh hay dùng các loại giấy quá dai, ít thấm nước thì dòng nước xả sẽ không đủ khả năng cuốn chúng trôi đi nhanh gọn. 

Một tình huống thường gặp phải nữa là mọi người có thói quen để một số phụ kiện, đồ đạc trên két nước như: cuộn giấy vệ sinh, bàn chải, bông tắm, khăn vải, nước tẩy rửa ... Trong quá trình sử dụng vô tình làm rơi chúng xuống bồn cầu gây ra tình trạng tắc nghẽn ngoài ý muốn.

- Một số mẫu bồn cầu xả nước mạnh, chống tắc nghẽn -

3. Bí quyết xử lý bồn cầu rút nước chậm đơn giản

Bồn cầu rút nước chậm, tắc nghẽn là tình trạng không ai mong muốn. Vì vậy, giải pháp để chấm dứt tình trạng này chắc chắn là điều mọi người quan tâm nhất. Sau đây sẽ là một số cách xử lý khá đơn giản, mọi người có thể tự thực hiện mà hiệu quả mang lại vẫn rất tốt.  

Thong tac bon cau

3.1 Sử dụng hóa chất thông tắc chuyên dụng

Phương pháp này khá đơn giản, chỉ cần tìm mua những chế phẩm chuyên dùng để thông tắc bồn cầu. Trong các chế phẩm này có chứa Enzyme giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy hữu cơ, làm mềm, tan các vật chất gây tắc. Chỉ cần đổ trực tiếp chế phẩm vào bồn cầu, chờ một thời gian, tốt nhất là để qua đêm để có đủ thời gian cho chất thải phân hủy, tan rã. Sau đó hãy xả lại nước một vài lần, chất thải sẽ trôi đi.

Hóa chất thông tắc

Hóa chất thông tắc

Nhưng lưu ý rằng sản phẩm này chỉ có tác dụng với các chất thải hữu cơ mềm, các loại rau củ, quả chứ không có khả năng phân hủy phân hủy các chất thải rắn như bàn chải, khăn vải …

3.2 Dùng hỗn hợp Baking soda + Dấm + Nước ấm

Bản chất tương tự như sử dụng chế phẩm chuyên dụng chứa Enzyme, với những nguyên liệu quen thuộc thường có sẵn trong nhà bếp, bạn vẫn có thể nhẹ nhàng giải quyết vấn đề bồn cầu rút nước chậm.  Đế tiến hành phương pháp này, bạn cần chuẩn bị 3 nguyên liệu chính: Giấm, baking soda và nước ấm (không nên dùng nước quá nóng bởi có thể gây nứt vỡ bệ, tróc men). 

Dùng dấm, baking soda, nước ấm

Dùng dấm, baking soda, nước ấm

Nguyên liệu khá dễ tìm, cách thực hiện cũng rất đơn giản. Trộn baking soda và giấm theo tỉ lệ 1:2 rồi đổ vào bồn cầu. Phản ứng hóa học giữa baking soda và dấm diễn ra sẽ làm mềm giấy, đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất thải khác. 

Tiếp theo, bạn đổ nước ấm vào cho đến khi nước ngập khoảng nửa bồn cầu. Đậy kín nắp lại, để hỗn hợp trên qua đêm thì các chất thải gây tắc nghẽn sẽ mềm và rã ra, dễ trôi đi hơn. Nếu sử dụng cách này mà tình trạng bồn cầu rút nước chậm vẫn không cải thiện thì bạn hãy sử dụng một số phương án tác động vật lý khác.

3.3 Sử dụng băng keo để thông tắc bồn cầu

Với ý tưởng khá lạ nhưng phương pháp thông tắc sử dụng băng keo vẫn khá hiệu nghiệm. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là tạo áp suất lớn để hỗ trợ đẩy chất thải tắc nghẽn trôi đi. Cách thực hiện cụ thể như sau: 

  • Sử dụng băng dính khổ lớn, quấn thật kín miệng bồn cầu. Tuyệt đối không để lại khe hở nào. 
  • Xả nước xuống, nếu băng dính đủ chặt, áp suất không thoát được ra ngoài thì băng dính sẽ phồng lên. 
  • Dùng tay ấn lên lên phần phồng lên của băng keo. Lúc này lực đẩy của bạn cùng áp lực nước sẽ khiến các vật cản cuốn trôi xuống hầm cầu.

Dùng băng dính tạo áp lực

Dùng băng dính tạo áp lực

3.4 Sử dụng pit tông cao su thông bồn cầu

Dụng cụ này sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn giải quyết tình trạng bồn cầu rút nước chậm, tắc nghẽn bồn cầu. Muốn dụng cụ này phát huy hiệu quả tối đa, hãy áp dụng chút mẹo nhỏ này. Trước khi sử dụng bạn nên ngâm dụng cụ vào nước ấm tầm 5 phút để pit tông cao su mềm hơn, dễ dùng hơn và chắc chắn cũng sẽ hiệu quả hơn. 

Pit tông thông tắc

Pit tông thông tắc

Pit tông cần đặt ngay chính giữa bồn cầu. Nếu nước cạn thì cần phải đổ ngập pit tông đảm bảo đủ lượng nước để tạo áp suất. 

Thao tác đẩy pit tông xuống, kéo pit tông lên cần thực hiện một cách nhịp nhàng, đều đặn và điều chỉnh lực vừa đủ để thông tắc bồn cầu vừa hạn chế bắn nước ra bên ngoài gây mất vệ sinh. Thao tác lặp đi lặp lại nhiều lần, thông thường sẽ mất từ 10 cho đến 20 phút. Sau khi đã đẩy được chất thải mắc kẹt trong ống dẫn, mọi người nên xả nước thêm vài lần nữa và tiếp tục đẩy kéo pit tông thêm vài lần nữa để tất cả mọi chất cặn trong đó bị cuốn đi sạch sẽ.

Xử lý bằng móc treo quần áo

Sử dụng móc treo quần áo, một công cụ hết sức thông dụng, gia đình nào cũng có, cách này khá đơn giản. Bạn hãy dùng một chiếc móc phơi quần áo, duỗi thẳng một phần phù hợp với độ dài của đường ống thoát bồn cầu. Tiếp theo quấn một lớp vải mềm vào đầu móc để tránh cọ xát gây hư hại, tróc men bồn cầu.

Dùng móc treo quần áo

Dùng móc treo quần áo 

Sau đó dùng móc luồn vào trong đường ống bồn cầu. Độ cong cùng khả năng uốn của móc sẽ giúp nó luồn sâu vào lòng ống. Đến khi bạn có cảm giác như chạm được vào vật gây tắc nghẽn, hãy đẩy thật mạnh để bị phá vỡ vật cản ra hoặc đẩy tiếp để nó trôi xuống hầm vệ sinh. Cuối cùng, hãy xả nước thêm một vài lần để xem tình hình bồn cầu rút nước chậm, tắc nghẽn đã xử lý chưa. 

 

Tác giả bài viết: Hải Linh

Nguồn tin: thietbivesinhviglacera.net