[TIP] Thiết kế nhà tắm nhỏ và sắp xếp thiết bị vệ sinh khoa học

Quỹ đất xây dựng ngày càng hạn hẹp, diện tích nhà ở và cả không gian dành cho nhà tắm cũng ngày càng eo hẹp khiến không ít người phải băn khoăn, tính toán. Bài viết sau đây sẽ giúp mọi người giải quyết vấn đề trên nhờ những mẹo thiết kế nhà tắm nhỏ và cách sắp xếp thiết bị vệ sinh vừa đảm bảo tiện ích vừa có tính thẩm cao.

Thiết kế nhà tắm nhỏ bố trí hợp lý, đầy đủ tiện ích

Thiết kế nhà tắm nhỏ bố trí hợp lý, đầy đủ tiện ích

Kích thước tối thiểu và lưu ý khi thiết kế nhà tắm nhỏ

Kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn tối thiểu vào khoảng 2.5m2 - 3 m2. Đây là kích thước nhà vệ sinh nhỏ nhất để đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cơ bản. Với diện tích này sẽ vừa đủ để bố trí những thiết bị cơ bản như bồn cầu, chậu rửa mặt, sen tắm. Lưu ý, nếu thiết kế nhà tắm nhỏ hơn nữa không gian sẽ rất chật chội, sinh hoạt sẽ rất bất tiện. 

Để có thể mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu dù trong không gian có diện tích hạn chế, tạo hiệu ứng thị giác sẽ là một phương án không nên bỏ qua khi thiết kế nhà tắm nhỏ. Điều đầu tiên, mọi người cần lưu ý đó là màu sắc chủ đạo cho phòng tắm. Hãy ưu tiên lựa chọn gam màu nhẹ nhàng hoặc tươi sáng cho nhà vệ sinh nhỏ để giúp không gian trông rộng rãi, khoáng đạt hơn. Với gam màu tối sẽ dễ gây cảm giác tối tăm, tù túng, ngột ngạt nếu không điều phối tốt. Nếu dùng gạch ốp lát sáng màu có khả năng bắt sáng tốt, nhất là việc phản xạ ánh sáng mạnh thường khiến mọi người sẽ khó xác định được diện tích thật mà họ cảm nhận được.

Thiết kế nhà tắm nhỏ đẹp với gam màu sáng

Thiết kế nhà tắm nhỏ đẹp với gam màu sáng

Bên cạnh đó, một trong những cách giúp “ăn gian” mang lại hiệu quả không kém cạnh đó là bố trí thêm gương. Khi sử dụng gương lớn, không gian sẽ được phản chiếu lại toàn bộ thông qua bề mặt kính. Nhờ đó tạo hiệu ứng gấp đôi diện tích, mang lại chiều sâu cho không gian. Mọi người có thể sử dụng thêm vách kính để phân tách khu vực khô và khu vực ướt vừa giữ cho phòng tắm khô ráo vừa không lo không gian bị chia cắt triệt để gây bí bách. 

Bố cục điển hình của phòng tắm nhỏ

Với kích thước tối thiểu của phòng tắm, việc phát triển các cách bố trí khác nhau phù hợp là rất quan trọng. Tùy vào điều kiện vốn có như số lượng thiết bị, vị trí của cửa sổ, cửa ra vào, miệng cống thoát nước thải,... để lựa chọn bố cục hài hòa nhất. Nhìn chung, có hai kiểu bố cục phổ biến hơn cả như sau: 

  • Bố cục phòng tắm hình vuông: Có nhiều cách để bố trí nhưng hợp lý hơn cả là bố trí thiết bị vệ sinh theo khung chữ L chậu rửa mặt đối diện cửa ra vào, bồn cầu và sen tắm ở góc bên cạnh. Với bố cục hình vuông này, mọi người nên cân nhắc dùng cửa trượt để giữ lại nhiều nhất phần không gian gần cửa. 

tip-thiet-ke-nha-tam-nho-va-sap-xep-thiet-bi-ve-sinh-khoa-hoc-3

  • Bố cục hình chữ nhật: Kiểu bố cục hẹp ngang, có chiều sâu này phương án bố trí thiết bị vệ sinh tối ưu nhất chỉ có là phân bổ từ ngoài vào trong. Để đảm bảo tiện ích nhất, nhà tắm khô ráo sạch sẽ nhất lời khuyên dành cho mọi người là nên bố trí sen tắm ở trong cùng tiếp theo là chậu rửa và bồn cầu.

Phương án lựa chọn, sắp xếp thiết bị vệ sinh khoa học

Lựa chọn sản phẩm phù hợp là điều kiện tiên quyết giúp mọi người có thể bố trí không gian hợp lý cho phòng tắm nhỏ. Đầu tiên mọi người cần lựa chọn, quyết định vị trí cho từng thiết bị. Sau đó đo đạc, tính toán không gian phân bổ, từ đó lựa chọn sản phẩm có kích thước vừa vặn nhất. 

Trong không gian nhà tắm nhỏ, sự ưu tiên hàng đầu của mọi người nên dành cho những thiết bị có kích thước nhỏ gọn, thiết kế đơn giản. Dù nhiều sản phẩm có thiết kế đẹp, tinh tế, cầu kỳ nhưng đặt trong nhà vệ sinh nhỏ chưa chắc đã phát huy được giá trị vốn có. Đôi khi sự tối giản đặt trong không gian hài hòa sẽ là cái đẹp ấn tượng hơn cả. 

Đối với bồn cầu, khi thiết kế nhà tắm nhỏ mọi người nên lựa chọn bồn cầu hai khối. Bởi những mẫu bồn cầu hai khối thường có kích thước nhỏ gọn. Bên cạnh đó, thiết kế phần thân cũng thường thanh thoát hơn bồn cầu một khối. 

Một số mẫu bồn cầu 2 khối Viglacera nhỏ gọn

Đối với sen tắm, sẽ mọi người có thể tùy nhu cầu và điều kiện để lựa chọn. Bởi thực tế nếu sắp xếp khéo léo, mọi người vẫn có thể sử dụng được cả sen tắm cây ngay khi phòng tắm nhỏ hẹp.

Một số mẫu sen tắm được đánh giá cao

Trên đây là những kinh nghiệm thiết kế nhà tắm nhỏ và phương án bố trí thiết bị vệ sinh khoa học. Hy vọng bài viết sẽ góp phần giúp mọi người có một không gian phòng tắm nhỏ nhưng vẫn đẹp, tiện nghi nhất. Nếu mọi người còn điều gì băn khoăn, hoặc cần tư vấn thêm về các thiết bị vệ sinh mọi người có thể liên hệ hotline 1.900.599.828 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Xem thêm các tin tức hữu ích tại: https://thietbivesinhviglacera.net/tin-tuc.html