[Cảnh báo] 6 loại tai nạn thường xảy ra trong nhà vệ sinh/nhà tắm

Theo CDC Mỹ 1 năm nước này có khoảng 235.000 người nhập viện do gặp nạn trong nhà vệ sinh. Điều đó cho thấy, nhà vệ sinh tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Trong đó 6 loại tai nạn sau đây là phổ biến nhất. 

1. Tai nạn do trơn trượt trong nhà vệ sinh

Sàn nhà tắm ướt át là nguyên nhân gây ra những tình huống trượt ngã. Nguy hiểm hơn, diện tích nhà tắm nhỏ mà lại rất nhiều đồ cứng. Nên khi ngã sẽ cơ thể sẽ dễ bị va đập mạnh vào các thiết bị vệ sinh như bồn cầu, chậu rửa… Mức độ thương tích do trượt ngã trong nhà tắm trầm trọng như gãy xương, chấn thương sọ não….

Bi ngat trong nha tam

 

Người già và trẻ nhỏ là hai đối tượng dễ gặp tai nạn do nhà tắm trơn trượt. Vì vậy, khi thiết kế nội thất nhà tắm cần chú ý chống trơn cho sàn. Có rất nhiều biện pháp và giải pháp chống trơn trượt sàn nhà tắm như lát gạch chống trơn, dùng thảm, băng dính chống trơn…

Đi dép vào trong nhà tắm để tăng ma sát và lắp đặt thêm các thanh vịn nhà tắm cũng sẽ làm giảm nguy cơ bị trượt ngã trong nhà vệ sinh do trơn trượt. Các thiết bị vệ sinh nên chọn các loại có thiết kế bo tròn để giảm nhẹ mức độ thương tích nếu không may va đập. 

2. Tai nạn bỏng nước khi dùng vòi chậu, sen tắm nóng lạnh

Bỏng nước là loại tai nạn khá phổ biến trong nhà tắm. Đặc biệt là vào mùa đông khi nhu cầu sử dụng nước nóng cao. Trẻ em là đối tượng bị bỏng nước nhiều nhất trong nhà tắm. Đó là do cha mẹ để trẻ tự tắm với vòi sen. Hoặc bất cẩn để trẻ nghịch mở vòi nước đang để sẵn ở chiều nước nóng. 

Bong nuoc

Người lớn cũng có thể bị bỏng nước vì đang tắm sen tắm nóng lạnh đột nhiên nhiệt độ nóng lên. Nhiệt độ nước tắm ra sen tắm thay đổi nếu như đường ống nước nối chung với vòi nước khác. Khi vòi nước khác được sử dụng sẽ làm do sen tắm trộn nước không chính xác. Nước lạnh giảm lưu lượng, nước nóng tăng lưu lượng dẫn đến tai nạn bỏng. 

Bỏng nước đặc biệt nguy hiểm và để lại di chứng rất nặng nề. Vì vậy, hết sức cẩn thận khi pha nước tắm cho trẻ. Nên xả nước lạnh trước sau đó mới pha nước nóng vào chậu. Tuyệt đối không để trẻ tự tắm một mình với vòi sen nóng lạnh. 

Đối với sen tắm nóng lạnh thì nên bố trí một đường nước riêng dẫn từ bể chứa. Hoặc sử dụng sen tắm nhiệt độ có bộ điều nhiệt và khóa an toàn chống bỏng. Có nhiều mẫu sen tắm thông minh có bề mặt chống bỏng nên sẽ tuyệt đối an toàn.

3. Tai nạn điện giật trong nhà tắm

Tình trạng ẩm ướt như ở nhà tắm là môi trường dễ dẫn điện, rò điện ở các thiết bị vệ sinh sử dụng điện. Tai nạn điện giật xảy ra nhiều nhất khi sử dụng bình nóng lạnh. Mặc dù bình nóng lạnh có bộ phận chống giật nhưng không phải vì thế mà mọi người chủ quan. 

Chap dien

Những sự việc đau lòng như tư vong do điện giật là ở sự chủ quan của người dùng. Không tắt bình nóng lạnh trước khi sử dụng. Bật bình nóng lạnh 24/24. Các thương hiệu bình nóng lạnh đã có khuyến cáo về cách sử dụng bình nóng lạnh an toàn. 

Ngày nay nhiều gia đình có điều kiện đã sử dụng các thiết bị vệ sinh thông minh hoạt động bằng nguồn điện. Vì vậy, khi lắp đặt cần tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc an toàn. Với những thiết bị dùng điện như bồn cầu điện tử cần phải ở khu vực khô ráo, tránh xa khu vực tắm rửa. 

4. Bị ngất do đứng dậy đột ngột khi đi toilet

Nhiều người bị mắc các bệnh đường ruột sẽ phải ngồi trên bồn cầu trong thời gian dài. Một số lại đem sách báo, điện thoại vào nhà vệ sinh khi đi toilet nên kéo dài thời gian ngồi bồn cầu. 

Nha tam tron truot

Tư thế ngồi bồn cầu duy trì trong một thời gian dài sẽ khiến con người mất cân bằng huyết áp. Khi đứng dậy đột ngột sẽ dễ có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, ngất lịm. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dễ tử vong vì nhà vệ sinh chật chội rất thiếu oxy.

Những người cao tuổi huyết áp không ổn định thường xuyên mất ngủ và đi vệ sinh đêm. Đã không ít trường hợp người lớn tuổi bị đột tử khi đi vệ sinh. Để giảm thiểu tình trạng này hãy xây dựng nhà vệ sinh liền không gian hoặc ở trong phòng ngủ của người già. 

5. Tai nạn đột tử khi tắm do sốc nhiệt

Đã có rất nhiều trường hợp bị đột tử do sốc nhiệt khi tắm như các nghệ sĩ nổi tiếng Anh Vũ đã qua đời do tắm đêm. Sốc nhiệt khiến cơ thể hạ huyết áp, tim đập nhanh, thiếu oxy. Những người có thói quen tắm đêm, tắm khi vừa thể dục xong, đi tắm khi đang dùng điều hòa hoặc tắm xong đã ra môi trường dùng điều hòa ngay. 

Soc nhiet khi tam

Để đảm bảo sức khỏe và tránh những tai nạn đáng tiếc trong nhà tắm bạn nên duy trì thói quen lành mạnh. Không nên tắm quá muộn sau 10 giờ, không ăn quá no khi tắm, để cơ thể ổn định nhiệt độ ( khô mồ hôi hoàn toàn) sau khi vận động mạnh. Tắm vào mùa đông nên tắm ở phòng tắm kín gió. Cho cơ thể làm quen dần với nhiệt độ nước một cách từ từ. 

6. Tai nạn do nhịn đại tiện, tiểu tiện

Thói quen nhịn đại tiện và tiểu tiện không hiếm gặp. Điều này sẽ gây ảnh hưởng cực lớn đến sức khỏe của con người. Thời gian nhịn đại, tiểu tiện dài các cơ quan trong cơ thể phải chịu áp lực lớn. Điều này dẫn đến huyết áp, nhịp tim bị ảnh hưởng nghiêm trọng dễ dẫn đến ngất, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. 

Nhin tieu

Theo Tổ chức Nhà vệ sinh Thế giới (World Toilet Organization) thì chúng ta sẽ dành trọn vẹn 3 năm để sử dụng nhà vệ sinh. Nhà tắm và nhà vệ sinh là không gian được sử dụng với tần suất nhiều nhất. Do đó, hãy luôn thiết kế một không gian thật an toàn. Đồng thời tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh để tránh những tai nạn đáng tiếc.