Phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của người Việt

Phong tục tập quán trong dịp lễ Tết cổ truyền của người Việt bao gồm những gì? Đó là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Khi mà xã hội càng phát triển, những phong tục này ít nhiều đã bị biến thể hoặc rút bớt cho hợp với điều kiện nhiều gia đình. Tuy nhiên, với nhiều những người lớn tuổi, việc lược bớt sẽ khiến Tết như thiếu đi một điều gì đó về mặt tinh thần. Vậy đó là những phong tục nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cúng ông công ông táo 

Theo tục lệ của người Việt, cứ vào ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày ông Công, ông Táo về chầu trời. 2 vị thần này sẽ lên thiên đình để báo cáo việc làm của gia chủ trong một năm qua. Chính vì thế, trong ngày này các gia chủ thường sẽ dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, mua cá vàng về để tiễn ông Công, ông Táo về trời.

Le cung ong cong ong tao

Gói bánh chưng

Đây là món bánh truyền thống của người dân Việt có từ thời vua Hùng và không thể thiếu được trong dịp lễ tết của người Việt. Các gia đình sẽ thường gói bánh chưng từ ngày 27, 28,29 tết. Món bánh này cũng là món quà biếu ý nghĩa cho họ hàng, bạn bè trong dịp lễ tết.

Goi banh chung ngay Tet

Trưng hoa dịp tết

Tại miền Bắc sẽ thường chuộng hoa đào, miền Nam hoa mai. Ngoài ra còn có cây quất để tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc của gia đình trong năm mới. Hiện nay, tại Việt Nam còn có rất nhiều loại hoa mà người dân ưa thích, mua về trang trí như hoa lan, hoa ly, hoa cúc, hoa thủy tiên.

Hoa tet

Bày mâm ngũ quả

Trên bàn thờ của các gia đình vào dịp lễ tết sẽ bày mâm ngũ quả. Đây là một phong tục không thể thiếu được trong ngày tết của người Việt để cầu mong những may mắn và bình an, phú quý. Mâm ngũ quả sẽ bao gồm những loại đặc trưng của vùng miền. Mỗi nơi lại có sự bày biện khác nhau.

Mam ngu qua

Lau dọn nhà cửa

Bạn đã bao giờ nghe đến “Ngày hội dọn nhà” chưa. Đó là ngày cận Tết, các gia đình ở Việt Nam tiến hành dọn dẹp nhà cửa, đồ vật trong năm. Cùng sắp xếp lại những đồ vật sao cho ổn thỏa, xóa bỏ những điều không tốt trong năm cũ và chào đón năm mới đầy tài lộc và may mắn.

Lau don nha cua don tet

Viếng mộ tổ tiên 

Trong năm, con cái trong gia đình sẽ cùng đi thăm viếng và viếng mộ tổ tiên, ông bà. Mọi người sẽ cùng nhau làm sạch, dọn dẹp lại nơi an nghỉ của tổ tiên. Đây chính là phong tục lâu đời của người Việt. Nó thể hiện đạo lễ, sự kính trọng với đấng sinh thành và tổ tiên đã khuất.

Di tao mo

Cúng tất niên

Vào chiều 30 Tết, các gia đình sẽ làm mâm cơm để thắp hương thần linh, mời gia tiên về nhà ăn tết để kết thúc một năm cũ và chào đón năm mới với nhiều niềm vui và tài lộc..

Cung tat nien

Đón giao thừa

Đây là thời điểm chuyển giao giữa một năm mới và năm cũ, nó còn được biết đến là thời gian đất trời giao hòa. Lễ cúng cũng được coi là lễ trừ tịch. Nó diễn ra vào phút cuối của năm với ý nghĩa xóa bỏ hết những điều xấu của năm cũ, đón chờ những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ này sẽ được thực hiện ở ngoài trời. 

Don giao thua

Hái lộc

Đây là một truyền thống tốt đẹp trong năm mới của người Việt. Công việc này sẽ được thực hiện vào giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết để có thể cầu may mắn, rước lộc vào nhà. 

Hai loc dau nam

Xông đất

Sau thời điểm giao thừa, bước sang năm mới, ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất. Trong năm mới, người xông đất rất quan trọng, chính vì thế bạn hãy chọn người hợp tuổi, hiền lành, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ để có thể xông đất nhà mình. 

Chon tuoi xong dat

Chúc tết và mừng tuổi

Vào những ngày tết, chúng ta thường sẽ đi chúc tết họ hàng, bạn bè. Nhân dịp này nhiều gia đình còn tổ chức lễ chúc thọ, mừng tuổi cho ông bà, bố mẹ. Tiếp theo con cháu sẽ được ông bà, cha mẹ lì xì với phong bao màu đỏ để kèm theo những lời chúc hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang. 

Mung tuoi

Xuất hành

Ngày mồng một Tết Nguyên Đán, người Việt thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp phù hợp với tuổi để xuất hành với y vọng gặp may mắn mỗi khi ra khỏi nhà.

Đi lễ chùa đầu năm

Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp và văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.

Le chua dau nam

Trên đây là những phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của người Việt. Hãy cùng thực hiện hết những điều trên để có một năm mới dồi dào sức khỏe nhé.
 

Tác giả bài viết: Hải Linh