Số lượt xem : 3027 - Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Nhà vệ sinh là không gian mà mỗi người ít nhất phải sử dụng 1 lần trong ngày. Vì phải tiếp xúc hằng ngày nên nhà vệ sinh bẩn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Dưới đây là 12 loại bệnh rất dễ mắc, nhiễm nếu như nhà vệ sinh bẩn.
Nhà vệ sinh được coi là nguyên nhân làm lây nhiễm rất nhiều bệnh tật. Năm 2020, khi dịch Covid bùng phát, giới chuyên gia nhận định nguồn lây nhiễm trên máy bay là nhà vệ sinh. Nguyên nhân gây lây nhiễm bệnh là từ bồn cầu, tay nắp cửa, vòi nước, nút xả nước.
Mầm bệnh xuất hiện trên các bề mặt thiết bị vệ sinh, khu vực xung quanh nhà vệ sinh do người dùng mắc bệnh để lại. Những người sử dụng sau đó sẽ bị nhiễm, mắc bệnh do các vi khuẩn dính trên da và xâm nhập vào mắt, mũi, miệng. Đó là cơ chế lây bệnh nếu như nhà vệ sinh bẩn không được lau dọn thường xuyên.
Nhà vệ sinh công cộng là nguồn lây bệnh rất lớn. Do số lượng người sử dụng một ngày rất lớn. Nên để hạn chế bị lây bệnh khi dùng nhà vệ sinh công cộng, chúng ta nên thực hiện những biện pháp sau:
Với nhà vệ sinh gia đình, bạn cần phải thường xuyên dọn dẹp lau chùi nhà vệ sinh. Chú ý làm vệ sinh cả nút nhấn xả bồn cầu, tay nắm cửa. Giữ nhà vệ sinh luôn thông thoáng bằng cách mở cửa sổ hoặc bố trí lắp đặt quạt thông gió. Nếu gia đình có đủ quỹ đất thì hãy xây ngăn tách biệt giữa nhà vệ sinh và nhà tắm.
Với nguy cơ lây bệnh cao từ nhà vệ sinh, mọi người nên thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Điểm danh 12 bệnh nguy hiểm dễ lây lan nếu sử dụng nhà vệ sinh bẩn.
Bệnh tiêu chảy không còn lạ lẫm với chúng ta. Căn bệnh này gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài, mất nước và có thể dẫn đến tử vong nếu không được bổ sung nước kịp thời. Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy là do các loại vi khuẩn salmonella hoặc campylobacter. Vi khuẩn này tồn tại rất nhiều trong nhà vệ sinh bẩn. Vì vậy, nếu không cẩn thận, bạn rất dễ bị nhiễm bệnh do lây nhiễm các loại vi khuẩn này.
Việc không cọ rửa sạch sẽ nhà vệ sinh thường xuyên sẽ khiến nguy cơ cao bị mắc bệnh tả. Đây là loại bệnh về đường tiêu hóa do vi khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Thông thường, bệnh lây lan qua đường phân. Do đó, nhà vệ sinh bẩn là nguồn lây nhiễm căn bệnh này.
Bệnh tả rất nguy hiểm với biểu hiện là nôn và tiêu chảy trầm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ mất nước và điện giải, sốc nặng và tử vong. Trước kia, bệnh tả là một đại dịch gây tử vong cho hàng triệu người. Mặc dù đã được kiểm soát nhưng nếu không chú ý giữ gìn vệ sinh không gian sống cũng dễ bị mắc bệnh.
Viêm họng hạt do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Loại vi khuẩn này được tìm thấy trong nhà vệ sinh sẽ gây ra nhiễm trùng và gây ra bệnh viêm họng hạt. Việc vệ sinh sạch sẽ không để tình trạng nhà vệ sinh bẩn sẽ giúp hạn chế mắc bệnh viêm họng hạt.
Bệnh viêm phổi do nhiễm trùng phổi làm ảnh hưởng đến chức năng của phổi. Không có vi khuẩn viêm phổi tồn tại trong nhà vệ sinh. Nhưng nếu một người bị viêm phổi sử dụng nhà vệ sinh và để lại mầm bệnh sẽ khiến căn bệnh này bị lây nhiễm.
Vì vậy, cần đặc biệt chú ý trong khâu giữ vệ sinh không gian nhà tắm, nhà vệ sinh thật sạch sẽ để không biến khu vực này thành nguồn lây bệnh viêm phổi.
Lậu là một bệnh xã hội do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hay gonococcus gây ra. Bệnh này lây lan qua đường quan hệ tình dục nhưng cũng có thể lây qua bệ ngồi bồn cầu. Để tránh mắc bệnh tránh để nhà vệ sinh bẩn.
Nhiễm trùng da do vi khuẩn streptococcus gây ra. Vi khuẩn này tồn tại trong nhà vệ sinh và lây lan nếu như không được vệ sinh sạch sẽ. Nhiễm trùng da xuất hiện nhọt ở mông, kích ứng da quanh hậu môn có thể nhẹ đến nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.
Rận mu là một bệnh của vùng kín. Bệnh gây ra tình trạng ngứa ngáy vào ban đêm rất khó chịu. Rận mu lây lan qua đường quan hệ tình dục và bệ ngồi bồn cầu. Sử dụng các biện pháp làm sạch bồn cầu và nhà vệ sinh để ngăn lây lan bệnh này.
Tình trạng nhà vệ sinh bẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Đó là tình trạng nhiễm trùng bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu. Phổ biến nhất là liên quan đến bàng quang và niệu đạo.
Vi khuẩn E.coli sẽ tấn công vào niệu đạo và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Nó gây ra tình trạng đau đớn mệt mỏi cho người nhiễm bệnh. Để phòng chống bệnh này, hãy dọn dẹp nhà vệ sinh thật sạch sẽ. Bên cạnh đó cần phải biết cách giữ gìn vệ sinh cơ thể đặc biệt là vùng kín.
Nguyên nhân gây bệnh ban đỏ là liên cầu nhóm A. Nếu một người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi trong nhà vệ sinh, người dùng sau đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh này. Nhà vệ sinh càng bẩn thì ban đỏ càng dễ bị lây lan.
Tiêu thụ thực phẩm qua đôi tay bị nhiễm vi khuẩn chắc chắn sẽ bị ngộ độc thực phẩm. Nguy hiểm hơn, một số nhà vệ sinh bẩn, việc rửa tay sẽ không thể làm sạch hết được vi khuẩn, từ đó tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Nhà vệ sinh bẩn gây ra viêm gan A khiến cơ thể người xuất hiện các triệu chứng sốt, buồn nôn và đau quặn bụng. Thời gian ủ bệnh kéo dài nên nguy cơ lây nhiễm bệnh ra diện rộng là rất lớn.
Virus cảm cúm cũng là một trong những bệnh nhiễm virus phổ biến có thể lây lan khi sử dụng nhà vệ sinh bẩn. Chúng có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm như nhức đầu, sốt, nghẹt mũi hay chảy nước mũi.
Với sự nguy hiểm của việc để nhà vệ sinh bẩn, mọi người hãy ý thức làm sạch nhà vệ sinh của gia đình thường xuyên và tuân thủ những biện pháp phòng ngừa khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
Một cách khá bền vững để phòng ngừa việc lây nhiễm khi sử dụng nhà vệ sinh là hãy lắp đặt những thiết bị vệ sinh có chức năng kháng khuẩn, thiết bị vệ sinh thông minh. Chẳng hạn ở nhà vệ sinh công cộng có thể sử dụng bồn tiểu cảm ứng, vòi nước cảm ứng. Trong gia đình lắp đặt bồn cầu thông minh. Sản phẩm sứ vệ sinh có lớp men kháng khuẩn, chống bám bẩn nên là ưu tiên lựa chọn hàng đầu.
Đại lý thiết bị vệ sinh Hải Linh phân phối thiết bị vệ sinh chính hãng sẽ giúp bạn có được những sản phẩm chất lượng cao, kháng khuẩn để tạo nên môi trường sống an toàn cho cả gia đình.