Số lượt xem : 10951 - Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Có nên thiết kế nhà vệ sinh chung với nhà tắm không? Nếu muốn kết hợp nhà vệ sinh với nhà tắm thì bố trí nội thất như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được giải quyết lần lượt trong bài viết sau đây.
Rất nhiều hộ gia đình luôn có suy nghĩ muốn thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt, tuy nhiên, khi quỹ đất ngày càng bị thu hẹp lại, kiểu thiết kế tích hợp bồn cầu chung với phòng tắm rất phổ biến. Kiểu thiết kế này tồn tại những ưu điểm và hạn chế gì?
Nhà vệ sinh chung với nhà tắm
+ Tiết kiệm diện tích xây dựng
Tiết kiệm diện tích xây dựng chính là ưu điểm lớn nhất của kiểu thiết kế tích hợp. Như đã biết, nhà vệ sinh/nhà tắm là không gian được bố trí sau cùng khi đã tính toán diện tích cho các không gian chính như phòng khách/phòng ngủ.
Để thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng thì cần phải phải có một không gian rộng vì vậy xây tích hợp là giải pháp tối ưu nhất để có thêm không gian cho các phòng chính. Ưu điểm của kiểu thiết kế này lý giải vì sao các công trình nhà ở đặc biệt là căn hộ chung cư, nhà phố đều làm kiểu vậy.
+ Tiết kiệm chi phí xây dựng
Nếu thiết kế nhà vệ sinh chung với nhà tắm chúng ta có thể tiết kiệm không gian mà chi phí xây dựng cũng được giảm thiểu. Bởi khi tách biệt thành hai phòng, bạn sẽ phải tốn kém thêm những chi phí cho vật liệu ốp lát. Tiền thi công cũng mất thêm một chút nữa.
+ Tiết kiệm thời gian dọn dẹp vệ sinh
Chắc chắn dọn vệ sinh một không gian sẽ nhanh hơn nhiều so với dọn vệ sinh nhiều không gian. Tiết kiệm thời gian ở công việc dọn dẹp công trình phụ sẽ giúp những người phụ nữ có thời gian chăm sóc bản thân và chăm sóc gia đình hơn.
+ Tiện lợi
Bồn cầu lắp đặt cùng với những thiết bị vệ sinh khác như chậu rửa, sen tắm tạo nên sự thuận tiện khi sử dụng. Bạn có thể hoàn tất những công việc vệ sinh cá nhân một cách nhanh chóng.
Thêm vào đó, sự tích hợp nhà vệ sinh và nhà tắm làm một còn giúp bạn xử lý được những tình huống bất ngờ. Cụ thể là có thể bạn sẽ phát sinh nhu cầu sử dụng bồn cầu trong khi tắm. Lúc này có chiếc bồn cầu trong đó sẽ thật là điều may mắn.
Tin tức liên quan:
Bồn cầu chung với phòng tắm có những sự tiện lợi nhưng không ít những bất lợi.
+ Không đáp ứng cùng lúc nhu cầu của nhiều người
Sự bất tiện đầu tiện nhận thấy rõ khi thiết kế bồn cầu chung với phòng tắm là nếu như có một người muốn dùng bồn cầu thì người còn lại muốn vào đánh răng rửa mặt hoặc tắm là điều không thể.
Sự chờ đợi sẽ làm mất thời gian của nhiều người. Điều đó dẫn đến việc muộn học, muộn làm và sự hỗn loạn nếu như nhịp sinh học của các thành viên không thể dung hòa được với nhau.
+ Giảm bớt sự sạch sẽ
Bồn cầu là thiết bị vệ sinh gắn liền với công năng xử lý chất thải nên nếu tích hợp nhà tắm ít nhiều cũng giảm bớt sự sạch sẽ của không gian. Nhất là khi mọi người có một số thói quen sai lầm như xả nước mà không đóng nắp bồn cầu. Lúc này, vi khuẩn sẽ rất dễ dàng phát tán khắp phòng, bám vào các vật dụng và xâm nhập vào cơ thể con người, dẫn đến những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Hay sử dụng xong không đóng kín nắp bồn cầu hậu quả cũng tương tự.
Bên cạnh đó, khi bố trí chung mà không có sự ngăn cách, trong quá trình tắm rửa nước sẽ văng đến làm ướt giấy vệ sinh. Giải pháp đơn giản nhất là mọi người có thể tham khảo một số lô giấy với khả năng ngăn nước hiệu quả, giúp giữ giấy vệ sinh sạch sẽ, khô ráo sau:
Với những phân tích về ưu điểm và hạn chế của việc thiết kế nhà vệ sinh chung với nhà tắm thì việc tách hai chức năng tắm và vệ sinh ra sẽ hợp lý hơn. Tuy nhiên đó chỉ là khi bạn có đủ diện tích và tài chính. Nhưng thực tế cho thấy bồn cầu trong phòng tắm vẫn được áp dụng nhiều hơn cả. Vậy thì, phải có những cách để giảm thiểu những hạn chế của kiểu thiết kế này.
Thiết kế nhà vệ sinh chung với nhà tắm
Bố trí thiết bị vệ sinh khoa học sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ẩm ướt trong nhà tắm. Đó là việc bạn phải phân khu hợp lý giữa các thiết bị vệ sinh. Khu vực tắm nên tách biệt hoặc ở vị trí xa so với bồn cầu.
Sự hợp lý nhất được các chuyên gia chỉ ra là vị trí thiết bị vệ sinh sẽ được sắp xếp từ ngoài vào trong là: Chậu rửa mặt, bồn cầu, sen tắm. Khu vực tắm để ở phía trong cùng để tránh nước bắn ra khoảng không gian rộng.
Thêm vào đó, bạn nên ưu tiên thiết kế vách ngăn cho khu vực tắm. Điều này giúp cho nước không bắn lên các thiết bị vệ sinh khác. Đặc biệt là không bắn vào bồn cầu.
Không gian nhà tắm tích hợp với bồn cầu cần có sự thông thoáng. Bạn có thể bố trí cửa sổ nếu có thể. Hoặc không, ít nhất bạn cũng cần lắp đặt một chiếc quạt thông gió phù hợp.
Trang trí thêm những chậu cây xanh để điều hòa không khí. Vì cây xanh sẽ hút những khí độc và nhả oxi giúp phòng tắm trong lành hơn.
Để nước thoát nhanh nhất thì khi xây dựng bạn hãy yêu cầu thợ kỹ thuật tạo độ dốc cho sàn phòng tắm. Nước thoát nhanh hơn sẽ giúp cho căn phòng này khô ráo hơn.
Bồn cầu khi xả nước cần phải đậy nắp để tránh vi khuẩn và vi trùng phát tán ra bên ngoài.
Lên lịch vệ sinh định kỳ không gian phòng tắm sẽ giúp cho căn phòng tích hợp này luôn có sự sạch sẽ tối đa nhất.
Khi thiết kế bồn cầu chung với phòng tắm nó sẽ làm cho không gian này nhiều đồ nội thất hơn. Vì thế, bạn cần phải tính toán lựa chọn kích thước phù hợp để bố trí khoảng cách phù hợp giữa các thiết bị vệ sinh.
Ngoài ra bạn cần lựa chọn thiết bị vệ sinh chất lượng chính hãng. Với các sản phẩm có chất lượng tốt thì tuổi thọ bền lâu. Bạn không phải tốn kém thay mới. Đồng thời cũng hạn chế rò rỉ. Đặc biệt bồn cầu sẽ không bị tắc. Vì bồn cầu bị tắc sẽ gây phiền toái cho sinh hoạt của gia đình.
Như vậy bạn đã biết câu trả lời có nên thiết kế nhà vệ sinh chung với nhà tắm rồi chứ? Thiết bị vệ sinh Viglacera có đa dạng mẫu mã, chủng loại. Giá sản phẩm cũng phù hợp mức thu nhập của người Việt. Nên để thiết kế bồn cầu chung với nhà tắm một cách hoàn hảo, mọi người hãy tham khảo mua sắm thiết bị vệ sinh Viglacera. Showroom Hải Linh phân phối chính hãng nội thất nhà tắm Viglacera. Quý khách vui lòng liên hệ để nhận tư vấn cụ thể nhất!
Tác giả bài viết: Hải Linh