Tất tần tật về Sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Thiết kế đường ống cấp thoát nước trong nhà dân dụng là một khâu vô cùng quan trọng. Khi có sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng chi tiết, sẽ giúp lắp đặt hệ thống nhanh chóng, dễ dàng giúp mang lại sự tiện ích, lối sống thoải mái văn minh trong ngôi nhà của bạn. Hãy cùng Showroom Hải Linh tìm hiểu về sơ đồ cấp thoát nước và sơ đồ đường nước trong nhà trong bài viết sau đây, để việc thiết kế cấp thoát nước cho nhà ở thuận tiện nhất nhé!

1. Sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng là gì?

Sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng là bản vẽ cấp thoát nước nhà dân dụng, một sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng bao gồm 2 hệ thống chính là hệ thống cấp và hệ thống thoát nước thải.

  • Hệ thống cấp nước có chức năng cung cấp nguồn nước vào từ bên ngoài, được kết nối với một chiếc đồng hồ nước tiêu thụ, cung cấp nước từ nguồn nước chính vào các thiết bị cung cấp nước trong nhà.

  • Hệ thống thoát nước: là hệ thống đưa nước thải sinh hoạt, nước mưa, nước thải từ nhà vệ sinh ra bên ngoài qua đường ống thải.​

Bản vẽ cấp thoát nước nhà dân dụng

Bản vẽ cấp thoát nước nhà dân dụng

2. Tác dụng của sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Sau khi đã có sơ đồ thiết kế cấp thoát nước và bản vẽ kiến trúc mặt bằng sẽ dễ triển khai hơn ý tưởng thiết kế cấp thoát nước cho nhà ở. Các kiến trúc sư sẽ theo bản vẽ đó để bố trí đường ống cấp nước, hộp gen, các đường ống thoát nước sao cho chúng tiết kiệm được tối đa không gian. Việc lắp đặt phù hợp dựa trên sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng sẽ giúp đảm bảo tiết kiệm không gian cũng như quá trình bảo dưỡng, bảo trì các bộ phận đường ống dễ dàng nhất.

​Xem thêm

3. Yếu tố cần thiết trong sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Một sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng khi triển khai ra hệ thống nước trong gia đình bao gồm 4 yếu tố nhất định phải có:

  • Hệ thống cung cấp và phân phối nước: bao gồm các đường ống cung cấp nước từ nguồn nước đến các trang thiết bị sử dụng nước như bình nước nóng, vòi chậu, bồn cầu, … 

  • Hệ thống thoát nước thải: bao gồm ống thoát nước và ống cống thu lượm chất thải từ các trang thiết bị, khu vực dùng nước đến khu vực xử lí nước ( bình/ bể phốt, hệ thống thoát nước)

  • Hệ thống thông khí: hệ thống này thường được lắp ở trên, cao hơn mái nhà, có khi được nối với hệ thống thoát nước để cung cấp khí cho hệ thống này.

  • Máy móc và thiết bị sử dụng nước như máy giặt, máy rửa bát, bồn tắm, vòi chậu, vòi hoa sen, … các thiết bị này cần phải được thông khí và thiết kế kín nước trong đường ống thải để đảm bảo ngăn hoàn toàn mùi từ đường ống thoát ra.

4. Bộ phận của hệ thống cấp thoát nước trong nhà ở

  • Đường ống cống chính của căn nhà: thường được đặt ở nền dưới của tầng 1. Đường ống này sẽ dẫn toàn bộ nước thải, chất thải từ các ống thoát nước của ngôi nhà, và dẫn tới hệ thống nước thải của khu vực sinh sống. Kích thước của đường ống này là khoảng 10cm.

  • Cửa ống: Có đường kính nắp đạy kín khoảng 102mm, có tác dụng kiểm tra và làm sạch đường ống.

  • Ống thoát nước: thường có đường kính lớn hơn 10cm là ống nước thu gom nước thải, nước vệ sinh của căn nhà. Gia chủ có thể đặt kích thước ống tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và lưu trữ lượng chất thải của ngôi nhà.

  • Thiết bị sử dụng nguồn nước: bồn rửa chén, máy giặt, chậu rửa, bồn cầu, máy rửa bát, … 

  • Ống thoát dọc: ống có thiết kế đặt theo phương thẳng đứng với đường kính tối thiểu là 78mm

  • Ống ngang: đặt nằm ngang không nghiêng quá 45 độ, đường kính tối thiểu là 38mm

  • Thoát sàn: có tác dụng ngăn mùi từ hệ thống thải, đảm bảo nước được thoát tốt luôn linh hoạt.

  • Thông khí được nối với hệ thống thoát nước đảm bảo lưu thông không khí của hệ thống thoát nước, có đường kính tối thiểu là 4cm.

Bộ phận của hệ thống cấp thoát nước trong nhà ở

5. Lưu ý lắp đặt sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

  • Đối với hệ thống nước thải, tuyệt đối không sử dụng nối chữ X hoặc lắp nối chữ T

  • Hạn chế tối đa nối cho đường ống nằm ngang, không sử dụng nối phức tạp

  • Cần bố trí thoát sàn phù hợp với ống thải vệ sinh bao gồm cả ống thải bồn cầu, ống thoát nước mưa để rửa toàn bộ hệ thống.

  • Các vị trí lắp đặt thoát sàn ( cửa thăm) phải dễ tiếp cận khi cần sử dụng.

  • Mỗi thiết bị vệ sinh cần phải có hệ thống ngăn mùi riêng.

  • Hệ thống các ống nước thải nằm ngang phải có đường kính nhỏ hơn 78mm và cần có độ dốc theo hướng dòng chảy là 1/50.

  • Các bẫy nước phải được thông khí.

  • Các loại hố như hố ga, bể phốt, bể chứa nước phải được thiết kế kín khí và nước.

Lưu ý lắp đặt sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết trên đây Showroom Hải Linh đã giới thiệu tới khách hàng sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng và những yếu tố cần chú trọng khi tiến hành lắp đặt. Hy vọng bài viết giúp ích cho khách hàng. Đừng quên ghé thăm website của Hải Linh thường xuyên để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

 

Tác giả bài viết: Showroom Hải Linh