Mẹo thiết kế cho không gian nhà phố thoáng đẹp

Có lẽ bởi bài toán tiết kiệm năng lượng trong xây nhà kèm theo nhiều mệnh đề phụ, từ kinh phí, kỹ thuật, đến thẩm mỹ, ý thức... Những "gạch đầu dòng" dưới đây được đúc rút từ kinh nghiệm của một số nhà thầu và nhà thiết kế nhiều năm xây dựng nhà phố nhằm góp thêm ý kiến chuyên môn quanh chuyện làm nhà tiết kiệm năng lượng bắt đầu từ cách bố trí như thế nào.

1. Thiết kế nhà phố "Hướng nào kiểu nấy"
 
Diện tích bề mặt nhà tiếp xúc với bức xạ trực tiếp từ mặt trời cần càng ít càng tốt. Nhà phố sát nhau hay được che chắn bởi các nhà kế cận nên nắng gió đa phần từ mặt tiền tác động vào. Kiểu thiết kế hiện đại hình khối "cởi mở" tuy đem lại hiệu quả lấy sáng, tầm nhìn... nhưng nếu mở nhằm hướng nắng gắt thì sẽ hao tốn năng lượng điều hòa hơn, cần cân nhắc thấu đáo.
Thiet ke nha pho dep
Một mẫu thiết kế nhà phố đẹp (Ảnh Nhadep123)
 
2. Thiết kế nhà phố "Chính phụ tương tác"
 
Các không gian thứ cấp như cầu thang, nhà kho, nhà vệ sinh, hành lang... cần được xem như thành phần hỗ trợ về vi khi hậu cho không gian chính . Đưa không gian phụ về hướng nắng gắt mưa tạt sẽ tăng tiện dụng và thoải mái cho không gian chính. Xây tường đôi  hay làm cấu trúc bao che thành 2 lớp có khoảng trống ở giữa cũng giúp thông gió và che chắn tốt hơn.
 
3. Thiết kế nhà phố "Mái che và bóng đổ"
 
Đặc trưng kiến trúc nhiệt đới ẩm là phải vừa che đúng vừa thoáng đủ. Những hàng hiên và mái hắt từ phía đông vòng qua nam sang phía tây giúp tạo ra vùng che nắng để bảo vệ ngôi nhà khỏi mưa tạt, nắng chói. Tại các tầng lầu thì ban công và lam chắn có tác dụng ngăn chặn và loại bỏ khí nóng nhờ tạo dòng đối lưu trước khi nhiệt truyền vào không gian nội thất. Trên mái việc dùng tấm năng lượng mặt trời hoặc cấu trúc mái xanh với các vật liệu bề mặt phản sáng là giải pháp chống nóng hiệu quả.
 
4. Thiết kế nhà phố "Che chắn hay đóng mở"
 
Liên quan đến thông gió tự nhiên, trong đó cơ bản nhất khi bố trí mặt bằng phải cho phép thông gió xuyên phòng đến mọi không gian sinh hoạt. Cửa đón gió và thoát gió bố trí ngược nhau để thông gió xuyên phòng tốt hơn là căn phòng chỉ mở cửa ở một phía. Kiểu nhà phố hẹp và dài có thể thông gió tự nhiên nhờ giếng trời hay sân trong qua hiệu ứng ống khói. Giếng trời đặt tại trung tâm và có thể thêm ở phía sau tùy theo tình huống mặt bằng, giúp tăng chuyển động không khí và đẩy hơi nóng trong nhà lên phía đỉnh mái.
 
5. Thiết kế nhà phố "Từ thụ động đến chủ động"
 
Việc mở những ô trống, cửa đi và cửa sổ rộng sẽ kèm theo vấn đề bảo vệ hiệu quả để tránh thu nhiệt phản xạ, mưa tạt, côn trùng và ô nhiễm bên ngoài theo vào. Đa số các không gian sử dụng thường xuyên vào ban ngày nên được bố trí tại phần nhận ít nhất lượng bức xạ nhiệt ( thường là phía Đông Bắc và phía Bắc trong điều kiện thiết bị vệ sinh viglacera khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa).
 
Nên phân chia bố cục các phòng sao cho liên thông mà vẫn có thể sử dụng điều hòa không khí một cách độc lập khi cần với vách ngăn linh hoạt, cửa trượt. Việc sử dụng máy điều hòa hợp lý ( chứ không phải loại bỏ ) sẽ tiết kiệm năng lượng và chi phí nhưng vẫn tạo thoải mái. Chút nước và cây xanh trong giếng trời, sân sau gia tăng hiệu quả làm mát nhờ hơi nước và bề mặt tự nhiên của đất cây cỏ mặt nước.
 
Giữ lại được trong và ngoài nhà phố những bề mặt cho "đất thở" cũng là một cách giúp giảm chi phí xây dựng, thoát nước mưa nhanh và ít tiêu tốn năng lượng làm mát không gian.
 
Ngôi nhà phố hiện đại cần kế thừa kiểu nhà truyền thống nhà "tây" được nhiệt đới hóa bằng cách bố cục đúng hướng nắng gió, giảm tích nhiệt, tránh bức xạ, tạo mát mẻ một cách tự nhiên mà ít tiêu tốn thêm chi phí đầu tư hoặc vận hành bổ sung khi sử dụng.
 
6. Thiết kế nhà phố cần chú ý đến hệ thống điều hòa
 
Sử dụng hệ thống quạt, máy điều hòa có hiệu quả ngay từ khâu tính toán khối tích phòng vị trí đặt máy cần làm mát. Và khi không dùng máy điều hòa vẫn có thể mở cửa thông thoáng tự nhiên. Hoàn thiện mặt ngoài công trình nên lưu ý giảm bề mặt cứng, tăng mảng xanh và các khối xốp, rỗng, có nhiều lớp đan xe.
 

Tác giả bài viết: Hải Linh